Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành bác sĩ y học cổ truyền. Nhiều năm kinh nghiệm trong học tập, nghiên cứu và công tác về y tế.
Trẻ còi xương biếng ăn thường có chiều cao, cân nặng không phát triển, hệ miễn dịch suy giảm và dễ mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng này và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ hợp lý, hiệu quả? Bố mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Còi xương, biếng ăn là 2 tình trạng khác nhau có thể tách rời, nhưng thường xảy ra đồng thời ở trẻ giai đoạn dưới 12 tuổi. Trẻ còi xương biếng ăn là trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Tình trạng còi xương ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ, đồng thời làm giảm khả năng miễn dịch và vấn đề sức khỏe của trẻ. Một số biểu hiện của trẻ còi xương biếng ăn bao gồm: Trẻ chán ăn, lười ăn, ăn không ngon và ăn lượng ít. Trẻ dễ nôn trớ. Với những trẻ dưới 2 tuổi thường có biểu hiện quấy khóc. Trẻ hay ra mồ hôi trộm. Trẻ ngủ không ngon giấc, ngủ dễ giật mình, khó vào giấc, hay quấy khóc vào ban đêm. Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ. Trẻ có thể gặp phải tình trạng co giật do hạ canxi máu. Ngoại hình trẻ còi xương biếng ăn thường còi cọc, đầu bẹp, trán bướu, thóp lâu kín, bờ thóp rộng và mềm. Các giai đoạn lẫy, bò, đứng, đi của trẻ còi xương cũng chậm hơn so với những trẻ khác cùng lứa tuổi. Để nhận biết trẻ còi xương biếng ăn, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám với bác sĩ, đo chiều cao, cân nặng cũng như tình trạng dinh dưỡng của trẻ để có thể chẩn đoán và có phương pháp cải thiện tốt nhất. Trẻ còi xương biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể: Biếng ăn kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe miễn dịch của trẻ. Đồng thời khiến trẻ chậm tăng cân và lâu dần dẫn tới còi xương. Tình trạng biếng ăn, mắc bệnh kéo dài tạo nên một vòng xoắn luẩn quẩn biếng ăn – bệnh lý – biếng ăn. Vi chất dinh dưỡng là những chất dù cần một lượng rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng đối với cơ thể của trẻ. Các vi chất như iod, canxi, sắt, kẽm… nếu không được bổ sung đầy đủ có thể khiến trẻ chậm lớn, dễ mắc bệnh và dẫn tới còi cọc. Trẻ mắc một số bệnh lý như viêm gan, nhiễm khuẩn huyết, viêm mũi họng, tiêu chảy, viêm phổi… không chỉ khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon, chậm tiêu mà còn làm giảm quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Tình trạng bệnh lý kéo dài có thể khiến trẻ còi xương biếng ăn. Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bị biếng ăn còi xương còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: trẻ mọc răng, trẻ sâu răng, thói quen ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng hoặc không phù hợp với trẻ, trẻ bị biếng ăn tâm lý kéo dài, ăn uống không đúng giờ giấc… Trẻ còi xương biếng ăn kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tới tinh thần, trí não của trẻ: Trẻ bị chậm phát triển thể chất hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Trẻ chậm phát triển trí tuệ, ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu, tư duy, học tập. Trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp, tiêu hoá,…Ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần của trẻ. Trẻ còi xương biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, khó hòa nhập, khó kết nối bạn bè và không thích giao tiếp. Để khắc phục tình trạng còi xương biếng ăn ở trẻ, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Từ đó kích thích trẻ ăn ngon, phát triển khoẻ mạnh tốt nhất. Dưới đây là một số mẹo mà bố mẹ có thể áp dụng: Thói quen doạ nạt, ép con ăn, trừng phạt, quở mắng hoặc thậm chí đánh đập… khiến trẻ biếng ăn tâm lý. Những hành động này khiến trẻ sợ hãi và không muốn ăn uống hơn, hình thành thói quen ăn uống xấu sau này. Chính vì vậy, bố mẹ nên hạn chế ép trẻ ăn. Nên kích thích trẻ ăn uống bằng cách: Chế biến các món ăn mới lạ, hình thù ngộ nghĩnh để kích thích trẻ ăn ngon miệng. Cho trẻ cùng chuẩn bị bữa ăn với mẹ để trẻ ăn ngon hơn. Cho trẻ ăn uống cùng gia đình để tạo không khí ăn uống vui vẻ. Chế biến bữa ăn với những món trẻ thích và cân bằng dinh dưỡng với đa dạng các loại thực phẩm khác. Khi ăn, trẻ hay có thói quen ngậm mà không nhai, thích nô đùa hoặc bố mẹ cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại… Điều này khiến trẻ ăn uống không tập trung, không có hứng thú ăn uống và không cảm nhận được vị ngon của thức ăn. Lâu dần, trẻ sẽ không thích ăn uống và khiến bữa ăn kéo dài. Để bữa ăn của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút, bố mẹ cần: Không để trẻ vừa ăn vừa xem tivi. Chỉ nên cho trẻ tập trung vào bữa ăn chứa không để những thứ xung quanh gây sao nhãng. Khi trẻ không chịu ăn, không nên ép trẻ hay chờ đợi khiến bữa ăn kéo dài. Bố mẹ nên dừng bữa ăn lại và cho trẻ ăn vào bữa ăn kế tiếp. Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, nhất là các vi chất dinh dưỡng: Vitamin A: Vitamin A có nhiều trong các loại hoa quả, rau củ màu đỏ, màu cam như cà rốt, đu đủ, cà chua, gan, trứng, sữa hay các loại rau lá màu xanh đậm.Vitamin nhóm B: Các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B12…) có nhiều trong các loại cây họ đậu, gan, trứng, sữa, thịt bò, hàu, trai, hến, cá hồi, rau lá xanh…Vitamin C: Vitamin C quan trọng cho hệ miễn dịch của trẻ còi xương biếng ăn. Mẹ có thể bổ sung vitamin C trong các loại hoa quả như quả ổi, đu đủ, dâu tây, dứa, ớt chuông, bông cải xanh…Vitamin D: Vitamin D có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá mòi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, nấm…. Đặc biệt, nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D tự nhiên tốt nhất. Iod: iod có nhiều trong muối ăn hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, canxi, magie,… Các bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn tiêu hoá, hô hấp là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm lớn, ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của trẻ. Lâu dần khiến trẻ chán ăn, thiếu hụt dinh dưỡng và còi xương. Chính vì vậy, nếu trẻ còi xương chậm lớn, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Điều trị triệt để các bệnh lý trẻ đang mắc phải giúp trẻ khỏe mạnh, trả lại khả năng ăn uống và phát triển bình thường cho trẻ Trẻ biếng ăn do mọc răng, viêm amidan, nấm lưỡi, viêm tuyến nước bọt… do đau và mệt mỏi, trẻ ngại nhai, nuốt và lâu dần dẫn tới biếng ăn còi xương. Để tránh những trường hợp này, bố mẹ nên dành thời gian quan sát những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Đưa trẻ đi khám hoặc dùng thuốc để trẻ bớt đau, sưng, viêm. Mẹ có thể nấu những món ăn mềm, dễ nhai nuốt như canh, súp, cháo để trẻ ăn uống trong thời gian này. Bên cạnh những mẹo trên, để trẻ ăn ngon, tiêu hoá tốt, bố mẹ có thể bổ sung cho trẻ Baby&Kid ZinC. Sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc do Nutri-D-Day phân phối là giải pháp hữu hiệu giúp: Kích thích tiêu hóa, giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn. Tăng cường tiêu hóa, giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch giúp bé luôn khỏe mạnh, ít ốm vặt. Baby&Kid ZinC cung cấp canxi và vitamin D giúp trẻ phát triển chiều cao, xương chắc khoẻ. Baby&Kid ZinC chiếm lĩnh thị trường bằng cách nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn mẹ Việt. Sản phẩm tự tin trở thành trợ thủ đắc lực cho mẹ và người bạn đồng hành cho con.Mong rằng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về trẻ còi xương biếng ăn. Nếu con trẻ đang gặp vấn đề về ăn uống và thiếu chất, mẹ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Nhận biết trẻ còi xương biếng ăn
Nguyên nhân khiến trẻ còi xương biếng ăn
Trẻ biếng ăn kéo dài
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng
Trẻ còi xương biếng ăn do bệnh lý
Các nguyên nhân khác
Hệ luỵ trẻ còi xương biếng ăn
Không ép trẻ ăn
Giảm đau nếu trẻ đang mọc răng, viêm loét khoang miệng
Bổ sung Baby&Kid ZinC khắc phục tình trạng còi xương ở trẻ